“Đại hội năng lượng mặt trời, gió lần thứ 2 tại Việt Nam” được Energy Box dự kiến tổ chức vào ngày 18/3/2021, tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là hội nghị thượng đỉnh về chính sách, tài chính và rủi ro đầu tư của thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Tính đến ngày 4/1/2021, Việt Nam đã lắp đặt hơn 101.939 hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, với tổng công suất lên đến gần 9,3 GW. Đây là số liệu dựa trên thông cáo báo chí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Thị trường Việt Nam luôn đầy ắp những cơ hội. Trong đó, một sự kiện đáng chú ý là việc hoàn thành trước thời hạn mục tiêu lắp đặt 100.000 hệ thống điện mặt trời trên mái nhà trước năm 2025 do Chính phủ đề ra.
Trong nửa đầu năm 2020, bất chấp sự bùng phát của dịch bệnh và lệnh phong tỏa trong nước, công suất lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định. Công tác lắp đặt tiếp tục tăng mạnh trong quý 3, nhưng thị trường chỉ thực sự tăng nhiệt trong tháng 12.
Theo báo cáo, tính đến cuối tháng 11 năm 2020, công suất phát điện mặt trời trên mái nhà tích lũy của Việt Nam đạt con số ấn tượng 2,876 GW, với công suất lắp đặt hằng tháng khoảng 815 MW.
Theo Energy Box, chính sách FIT ban đầu đã tạo ra cú hích dẫn đến việc xây dựng hàng loạt nhà máy điện mặt trời mặt đất. Có khoảng 8,500 GW đến từ các nhà máy điện mặt trời mặt đất được lắp đặt trong năm 2020.
Theo các nhà chức trách, công suất điện mặt trời lắp đặt của Việt Nam đã đạt trên con số 19,400 GW, ghi tên Việt Nam trong danh sách 3 thị trường điện mặt trời lớn nhất thế giới. Đây là một kỷ lục đáng ghi nhận.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng cùng với sự tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu sản phẩm điện mặt trời của Trung Quốc là sự gia tăng của các thị trường điện mặt trời mới nổi ở nước ngoài. Thị trường Việt Nam có sự bùng nổ đáng kể trong hai năm qua. Năm 2019, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu sản phẩm điện mặt trời thứ hai của Trung Quốc và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu chiếm tới hơn 80% so với năm 2018, vượt qua Ấn Độ, một nước xuất khẩu lớn.
Cũng theo các báo cáo, từ nay đến 2030, Việt Nam cần đầu tư khoảng 10 tỷ USD hằng năm để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện lực. Đối với yêu cầu gọi vốn cao như vậy, Chính phủ cho phép doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài sở hữu hoàn toàn các công ty năng lượng ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức đầu tư đã được chấp thuận, ví dụ như 100% vốn nước ngoài, mô hình PPP (hợp tác công tư), v.v.
Theo số liệu, tình trạng thiếu điện ở Việt Nam sẽ tăng dần trong giai đoạn 2021 - 2024. Theo ước tính, sẽ thiếu khoảng 400 triệu kWh điện vào năm 2021 và mức cao nhất sẽ là 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Tình trạng thiếu hụt này dự kiến sẽ giảm bớt vào năm 2024 và xuống còn 11 tỷ kWh.
Để giảm nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021 - 2025, một trong những giải pháp của Chính phủ Việt Nam là tăng cường phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Nhờ tiến độ xây dựng nhanh và thời gian xây dựng ngắn của các nhà máy điện năng lượng tái tạo, Chính phủ Việt Nam sẽ tiến hành đầu tư xây dựng một số lượng lớn các nhà máy điện vào năm 2021.
Xét tình hình đó, Energy Box dự định tổ chức “Đại hội năng lượng mặt trời, gió lần thứ 2 tại Việt Nam” vào ngày 18 tháng 3 năm 2021 tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là hội nghị thượng đỉnh một ngày về chính sách, tài chính và rủi ro đầu tư của thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Để đẩy mạnh hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước, hội nghị sẽ mời đến các lãnh đạo tích cực và tiêu biểu nhất trong các cơ quan quản lý năng lượng mới của chính quyền địa phương Việt Nam, các nhà đầu tư năng lượng mới, các nhà phát triển quốc tế hàng đầu, các EPC năng lượng mới, các doanh nghiệp địa phương có tiếng của Việt Nam và các tổ chức tư vấn và tài chính.
Các đại diện và tổ chức sẽ tham gia chia sẻ và thảo luận về chính sách năng lượng gió và điện mặt trời của Việt Nam, về triển vọng phát triển, cơ hội đầu tư và phát triển dự án.
Hiện tại, Energy Box đã công bố số liệu thống kê 7 công ty hàng đầu về lô hàng pin của Việt Nam vào năm 2020. Theo số liệu thống kê, JA Solar đứng đầu về các lô hàng pin của Việt Nam vào năm 2020 với các lô hàng vượt 2,3 GW.
Trong năm 2020, Việt Nam có công suất lắp đặt điện mặt trời lên tới 19,400 GW (mặt đất + mái nhà). Trong đó, 8 công ty hàng đầu là JA, Jinko, Longi, Trina, Canadian Solar, Risen, AE Solar.
Với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường ứng dụng điện mặt trời tại nước ngoài, công tác xuất khẩu pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong ba năm liên tiếp, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 45%. Trong ba tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng xuất khẩu pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đạt 16 GW.
Rất cảm ơn sự hỗ trợ của: MOIT/ PECC2/PECC3/GoodWe/Trina Solar/Talesun/SMA/SUNTECH/SINENG/TBEA/Solplanet
Trang web sự kiện: https://www.energyboxevents.com/conference
Theo http://nangluongvietnam.vn/