16 thg 08, 2022 | 11:01

Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam

Thời kỳ mở cửa, hội nhập và cách mạng công nghệ số đã và đang tác động trực tiếp đến hoạt động kế toán, kiểm toán. Cụ thể, công nghệ số tác động đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp với Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Điều đó hình thành nên xu hướng và tương lai của kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, việc sử dụng thành tựu khoa học công nghệ giúp đẩy nhanh việc hình thành môn học Kế toán số (Digital Accounting), tự động hóa quy trình, đổi mới phương pháp và tạo nhận thức mới về chức năng kiểm toán. Bài viết bàn về giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam.

1. Vai trò của chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán

Kế toán, kiểm toán là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và xu hướng chuyển đổi số nói riêng. Theo đó, thực hành kế toán tại doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam trong bối cảnh ứng dụng chuyển đổi số được khái quát lại thông qua 5 công nghệ: Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud), Chuỗi khối (Blockchain). Đây đều là những công nghệ giúp quy trình kế toán được thực hiện theo thời gian thực, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi và bảo mật hơn, tổ chức kế toán trong doanh nghiệp cũng trở nên linh hoạt hơn và các báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin đa chiều có giá trị.

Hiện nay, dù tồn tại rất nhiều khái niệm chuyển đổi số khác nhau, nhưng tựu trung đều phản ánh bản chất của chuyển đổi số chính là quá trình ứng dụng công nghệ số vào tất cả lĩnh vực của một doanh nghiệp, nhằm làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ mới và tốt nhất. Hơn thế, chuyển đổi số còn góp phần thay đổi văn hóa doanh nghiệp, đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới quy trình để tiếp cận nhanh chóng xu hướng thời đại. Tương tự như vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán có thể hiểu đơn giản là việc ứng dụng các công nghệ số vào các nghiệp vụ kế toán, giúp cho các nghiệp vụ kế toán được triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn mà vẫn tối ưu tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

 Một số công nghệ số hiện được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, như: phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán điện tử, phần mềm bán hàng điện tử, phần mềm văn phòng điện tử,... Công nghệ số tác động đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Điều đó hình thành nên xu hướng và tương lai của kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Khó khăn khi ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam

Một là, sự thiếu hụt nhân sự tài chính, kế toán chất lượng cao.

Đối với ngành Kế toán, kiểm toán trước đây, nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất và công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ thuần túy. Song trong kỷ nguyên số hóa ngày nay, công nghệ tạo ra những cơ hội mới, những chiến lược mới. Công nghệ không chỉ hỗ trợ các nghiệp vụ kế toán kiểm toán mà còn thúc đẩy tăng trưởng và là một lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp thành công. Thực tế đã chứng minh, nguồn nhân lực trong ngành Quản trị tài chính, kế toán ở Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng chưa được cao. Thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho thấy, có tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán, kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh.

Chưa kể đến việc hoạt động kế toán, kiểm toán thời 4.0 có nhiều thay đổi mà đa phần nhân sự ngành này vẫn còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin. Thách thức đặt ra với chính người kế toán, kiểm toán là phải thường xuyên cập nhật, nâng cao trình độ công nghệ thông tin để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm hay khả năng ngoại ngữ của nhân sự ngành quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán cũng được đánh giá là còn hạn chế so với các ngành nghề khác.


Hai là, sự không phù hợp giữa tư duy lối mòn cũ và văn hóa doanh nghiệp với sự đổi mới công nghệ số.

Chiến lược tư duy truyền thống không còn phù hợp đối với doanh nghiệp kế toán kiểm toán. Lãnh đạo doanh nghiệp kế toán kiểm toán cần thay đổi suy nghĩ của mình để có một chiến lược vận hành theo công nghệ số hiệu quả, tạo ra những trải nghiệm ban đầu và lồng ghép những trải nghiệm đó vào trong quy trình chiến lược phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, văn hóa là một yếu tố đóng góp lớn vào sự thành công trong công cuộc chuyển đổi số. Văn hóa mới trong tổ chức phải được thiết lập, đảm bảo rằng các nhân viên tin vào tiềm năng chuyển đổi số và đồng lòng thay đổi hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.

Ba là, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chất lượng kém, bảo mật thấp.

Trước khi có sự chuyển mình của công nghệ, công việc kế toán, quản trị tài chính ở Việt Nam gắn liền với hồ sơ, giấy tờ,… và gặp muôn vàn khó khăn về sự thuận tiện cũng như tính bảo mật thông tin. Sự ra đời của các công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi hoàn toàn phương thức, quy trình kế toán hiện tại: toàn bộ dữ liệu được số hóa thành các thông tin điện tử, công nghệ blockchain trở thành “sổ cái” khổng lồ,… Nếu không có chính sách hay biện pháp bảo mật thì việc lộ thông tin, đánh cắp thông tin là điều dễ nảy sinh. Chính điều này đặt ra bài toán cho doanh nghiệp về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin, cũng như tìm kiếm đối tác uy tín để nâng cao tính an toàn của dữ liệu.

3. Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam

 Thứ nhất, trước mắt các doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn để đáp ứng số liệu giao dịch ngày một lớn; ứng dụng công nghệ Blockchain để phân tích, xử lý dữ liệu, đảm bảo an ninh, an toàn về bảo mật. Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp cần cập nhật dữ liệu thường xuyên, lưu trữ các dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu tài chính và phi tài chính; tích hợp phần mềm kế toán với hệ thống quản trị trong hệ thống công nghệ thông tin chung; xây dựng phần mềm kế toán,… Đồng thời, các quy định mang tính trói buộc, hạn chế quá trình chuyển đổi số cần được xem xét để điều chỉnh hoặc dỡ bỏ. 

Trong bối cảnh hiện nay, làm việc trực tuyến là nhu cầu tất yếu để hạn chế sự gián đoạn nếu dịch COVID-19 bùng phát, phải thực hiện giãn cách xã hội. Khi đó, người làm kế toán doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do phần mềm, chứng từ để ở công ty; mất thời gian nhập chứng từ, kê khai thuế, bảo hiểm xã hội, đối chiếu với ngân hàng,… Do đó, cần phát triển các phần mềm online kế toán, nhằm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính - kế toán cho mọi doanh nghiệp hướng tới giải quyết bài toán xử lý dữ liệu tài chính - kế toán cho doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi và tiết kiệm thời gian tối đa cho người dùng.

Thứ hai, cần có những biện pháp quyết liệt để thực hiện trong bối cảnh lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa theo kịp được với xu hướng mới, trong đó cần chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tương ứng. Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng internet sẽ đặt ra những giới hạn cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đây là bài toán nan giải của lĩnh vực kế toán, kiểm toán, do việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng số không phải là việc có thể tiến hành nhanh, trong khi việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán sẽ diễn ra rất nhanh chóng.

Bên cạnh đó, rất khó để tiếp cận công nghệ chỉ trong một thời gian ngắn. Các DN phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đầu tư vào công nghệ mới và đào tạo nhân viên kế toán. Tuy nhiên, việc đầu tư vào công nghệ mới cũng phụ thuộc vào định hướng phát triển và tư duy của các nhà quản trị DN.

Thứ ba, chú trọng an toàn, bảo mật thông tin gắn với an ninh mạng trước sự đe dọa tấn công của tội phạm mạng. Các nguy cơ bị mất cắp các dữ liệu thông tin kế toán, kiểm toán là rất hiện hữu trong môi trường mạng. Đây là một nguy cơ lớn mà các kế toán, kiểm toán cần nhận thức được và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra khi ứng dụng các công nghệ mới. Do vậy, cần chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, đảm bảo bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán. 

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Dưới sự tác động của CMCN 4.0, các dữ liệu về hồ sơ, giấy tờ kế toán sẽ dần được chuyển sang dạng số hóa, làm cho các kế toán, kiểm toán viên với những kỹ năng thông thường khó có thể nắm bắt được sự đa dạng về loại hình và hình thức giao dịch số. Các xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng đặt ra yêu cầu phát triển mới các nhóm kỹ năng cần thiết cho các kế toán và kiểm toán viên. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn sâu về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, các kế toán, kiểm toán viên trong tương lai cũng cần các kỹ năng và kiến thức về luật pháp, công nghệ thông tin, truyền thông và quản lý.

CMCN 4.0 tác động đến nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực kế toán, khuyến khích các cá nhân nỗ lực học tập nâng cao trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác chuyên môn. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo và bản thân doanh nghiệp cần phải thay đổi các chương trình đào tạo và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Trọng tâm hướng tới chuyển đổi số bao gồm: Rà soát và điều chỉnh từng bước các chương trình đào tạo hiện có theo hướng cập nhật nội dung về khoa học kế toán đã được quốc tế thừa nhận kết hợp ứng dụng chuyển đổi số vào các chương trình đào tạo này; nghiên cứu xây dựng các môn học, học phần, chương trình đào tạo mới ứng dụng chuyển đổi số ở mức độ cao, tăng cường các nội dung thực hành nghiệp vụ kế toán, kiểm toán trong môi trường chuyển đổi số thông qua chương trình đào tạo chính thức và các hoạt động bổ trợ cho sinh viên.

Các đơn vị đào tạo cần tổ chức các chương trình thực tế giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận sớm với thực hành kế toán tại DN; tổ chức các tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm giữa giảng viên và các chuyên gia thực hành kế toán tại nhiều DN, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm kế toán, khai thác dữ liệu kế toán. Các hoạt động này nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực kế toán có đầy đủ năng lực chuyên môn, những kỹ năng cần thiết để tăng khả năng thích ứng công việc và cơ hội khởi nghiệp thành công.


Thứ năm, 

thay đổi nhận thức về tác động của công nghệ số nói chung và CMCN 4.0 nói riêng đến hoạt động lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Quá trình số hóa lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam là xu thế không thể tránh khỏi, bởi vì các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú. Điều quan trọng là những tiến bộ từ cuộc CMCN 4.0 sẽ trở thành động lực giúp các cá nhân, DN, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán trong nước phát triển, nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc.

Thứ sáu, 

tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế. Tăng cường mối quan hệ, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán và các tổ chức phi chính phủ trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán và trong việc hỗ trợ các dự án đổi mới mô hình quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, cũng như các kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ gắn với ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 vào hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Kiều, Hoàn Quốc (2020), “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến mô hình phân phối của các DN Việt Nam”, Tạp chí Khoa học thương mại. 140(12-21);

Nguyễn, Thắng (2019), “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến một số ngành công nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (12), tr. 14-16;

ACCA. (2016). Professional Accountants-The Future: Drivers of Change and Future Skills. London, UK: ACCA.

PwC. (2018). Financial Statement Audit: Tech-Enabling the Audit for Enhanced Quality and Greater Insights. London, UK: Pricewaterhouse and Coopers.

ThS. Trần Thị Quyên - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp/tapchicongthuong.vn

Nguyễn Văn Nhựt sưu tầm

Mới cập nhật

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân

Trong suốt quá trình công tác, đảm nhận nhiều cương vị, trọng trách lớn lao mà Đảng, Nhà nước và ...
HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN NHÂN DỊP KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2024 CỦA BAN NỮ CÔNG VÀ ĐOÀN THANH NIÊN BAN QLDA ĐIỆN 3 .

HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN NHÂN DỊP KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2024 CỦA BAN NỮ CÔNG VÀ ĐOÀN THANH NIÊN BAN QLDA ĐIỆN 3 .

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), được sự đồng ý của Đảng ủy, ...
ĐỒNG CHÍ TRẦN NGỌC ÁNH VÀ ĐỒNG CHÍ LƯU CÔNG HÙNG VINH DỰ NHẬN HUY HIỆU 30 TUỔI ĐẢNG

ĐỒNG CHÍ TRẦN NGỌC ÁNH VÀ ĐỒNG CHÍ LƯU CÔNG HÙNG VINH DỰ NHẬN HUY HIỆU 30 TUỔI ĐẢNG

Sáng ngày 27/8/2024, tại trụ sở Ban QLDA Điện 3, Đảng ủy Ban QLDA Điện 3 đã long trọng tổ chức Lễ ...
Ban Quản lý Dự án Điện 3 Viếng Thăm Nghĩa Trang Liệt Sỹ TP.HCM

Ban Quản lý Dự án Điện 3 Viếng Thăm Nghĩa Trang Liệt Sỹ TP.HCM

Ngày 29/07/2024, Ban Quản lý Dự án Điện 3, bao gồm Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, và Đoàn ...
Ban Quản lý Dự án Điện 3 tiếp đón đoàn Nhà tài trợ vốn KfW và EVN tại hiện trường dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng ngày 21/07/2024

Ban Quản lý Dự án Điện 3 tiếp đón đoàn Nhà tài trợ vốn KfW và EVN tại hiện trường dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng ngày 21/07/2024

CBCNV BAN QLDA ĐIỆN 3 THAM GIA GIẢI CHẠY ONLINE  CHUNG BƯỚC - ĐỒNG LÒNG- THẮP SÁNG NIỀM TIN.

CBCNV BAN QLDA ĐIỆN 3 THAM GIA GIẢI CHẠY ONLINE CHUNG BƯỚC - ĐỒNG LÒNG- THẮP SÁNG NIỀM TIN.

Với mục đích xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên, công nhân ...
Dự kiến khởi công cầu Hiếu Liêm vào tháng 9-2024

Dự kiến khởi công cầu Hiếu Liêm vào tháng 9-2024

(ĐN) - Sáng 6-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì buổi làm việc nghe huyện Vĩnh Cửu báo ...
Ninh Thuận đề nghị Ủy ban Châu Âu hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

Ninh Thuận đề nghị Ủy ban Châu Âu hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

Ngày 29-5, Đoàn công tác của bà Myriam Ferran, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đối tác Quốc tế, Ủy ban ...
CÔNG ĐOÀN BAN QLDA ĐIỆN 3 THĂM HỎI ĐỘNG VIÊN CBCNV TẠI CÔN ĐẢO

CÔNG ĐOÀN BAN QLDA ĐIỆN 3 THĂM HỎI ĐỘNG VIÊN CBCNV TẠI CÔN ĐẢO

Phát huy tinh thần bất diệt của Ngày Quốc tế Lao động 1.5 toàn bộ lãnh đạo, CBCNV EVNPMB3 những ...
EVN khởi công 7 dự án nguồn điện trong giai đoạn 2021-2025

EVN khởi công 7 dự án nguồn điện trong giai đoạn 2021-2025

Ngày 26.4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số ...

 

 --------------------------------------------------------------------------------------------------

© Bản quyền thuộc về Ban Quản lý dự án Điện 3
Địa chỉ: 25 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 028 22100423      Fax: 028 38206776       Web: www.pmb3.com.vn