14 thg 04, 2021 | 02:19

Chuyển đổi số và hệ thống năng lượng: Nửa thế kỷ “lột xác”

So với nhiều ngành khác, năng lượng có lẽ là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất với các dịch chuyển về công nghệ của thế giới. Vậy ở thời điểm hiện tại, công nghệ đang làm ngành năng lượng “lột xác” như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cập nhật những diễn biến mới mẻ nhất về chủ đề này, bằng cách điểm qua một số tác động của chuyển đổi số trong ngành năng lượng, theo báo cáo của tổ chức năng lượng thế giới (4) và một số kinh nghiệm nghiên cứu của chính người viết.


Công nghệ số hóa đã sớm được sử dụng trong ngành năng lượng


Các công nghệ số hóa đã được áp dụng khá sớm trong ngành năng lượng, so với nhiều ngành khác. Chẳng hạn như hệ thống SCADA (1), WAMs (hệ thống đo lường diện rộng) (2) trong lĩnh vực điện năng, hay việc thu thập dữ liệu (3) trong lĩnh vực dầu khí những năm 1980 để phục vụ việc thăm dò các mỏ dầu cũng như tăng hiệu suất vận hành mỏ.


Tuy vậy, những thay đổi đáng kinh ngạc của các công nghệ số hóa gần đây – nhất là các công nghệ nghệ cảm biến, lưu trữ, phân tích dữ liệu và mạng thông tin – cùng với sự vận dụng các kỹ thuật tự động hóa tương thích đã mở ra công cuộc chuyển đổi số trong ngành năng lượng với các kết quả vượt trội so với những tiến bộ từng có trước kia.


Một số công nghệ then chốt (màu đậm) liên quan đến nguồn dữ liệu và xử lý dữ liệu trong chuyển đổi số ngành năng lượng - Ủy ban Châu Âu (5)


Những tác động riêng lẻ của chuyển đổi số trong ngành năng lượng


Để thuận tiện cho việc xem xét các tác động riêng lẻ, có thể xem xét ngành năng lượng từ hai thành phần chính của nó là phía cung ứng và phía tiêu thụ. Phía tiêu thụ năng lượng gồm có các phương tiện giao thông vận tải, các tòa nhà dân dụng và các hoạt động sản xuất công nghiệp. Các công nghệ số hóa đã khiến các phương tiện giao thông vận tải được kết nối nhiều hơn với nhau và với con người, đồng thời cũng tăng tính tự động hóa của chúng và thông qua đó góp phần làm giảm năng lượng chúng tiêu thụ. Công nghệ số hóa giúp tối ưu hóa vận hành năng lượng ở các tòa nhà thông qua thu thập, phân tích dữ liệu tiêu thụ năng lượng kết hợp dự báo thời tiết. Tối ưu hóa năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đạt được nhờ các tiến bộ của kỹ thuật điều khiển quá trình, cùng với hệ thống cảm biến thông minh và các kỹ thuật phân tích dữ liệu.


Ở phía cung ứng năng lượng, các lĩnh vực dầu khí, than và điện năng cũng nhận được những thay đổi to lớn nhờ vào chuyển đổi số. Nền công nghiệp dầu khí có thể cắt giảm chi phí lên đến 20% (4) nhờ sự tiến bộ trong kỹ thuật phân tích dữ liệu địa chấn, việc sử dụng cảm biến thông minh và nâng cấp mô hình kho chứa. Các ứng dụng số hóa trong ngành than đã giúp xây dựng mô hình địa chất tốt hơn, giúp tối ưu và tự động hóa quá trình khai thác than cũng như dự báo bảo trì, nhờ đó mà cải thiện sức khỏe và sự an toàn của các công nhân mỏ.


Trong lĩnh vực điện năng, các công nghệ số hóa, chẳng hạn như song sinh số, có thể giúp giảm chi phí vận hành và bảo trì, nâng cao hiệu suất truyền tải và phát điện, giảm thời gian mất điện và tăng tuổi thọ của các thiết bị điện.


Song sinh số, một công nghệ số hóa đầy tiềm năng trong ngành điện – Nguồn hình: Internet


Trên kia đã nói về các tác động của các công nghệ số hóa đối với các lĩnh vực khác nhau trong ngành năng lượng. Tự thân các công nghệ nói trên có thể giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí của hệ thống năng lượng một cách cục bộ, tuy nhiên, chúng chưa thay đổi được cấu trúc và các chức năng của toàn hệ thống, như được minh họa một cách đơn giản ở hình dưới đây.

Hệ thống năng lượng truyền thống với các cải tiến cục bộ nhờ các công nghệ số hóa (4)


Tác động của chuyển đối số trên bình diện hệ thống khi kết hợp với các phát triển đặc thù của ngành năng lượng


Song hành với sự ứng dụng của các công nghệ số hóa, ngành năng lượng, mà đặc biệt là điện năng, cũng đã và đang có những phát triển khác có tính đặc thù như:


  • Sự phát triển của các nguồn điện tái tạo, các nguồn điện phân tán, thiết bị lưu trữ năng lượng
  • Sự phát triển của các công nghệ điện tử công suất và phát triển lưới điện DC ở các quy mô khác nhau
  • Sự hình thành các lưới điện nhỏ và phân tán
  • Sự phát triển của công nghệ sản xuất hydrogen
  • Sự phát triển của các công nghệ tua bin khí
  • Sự phát triển của các thiết bị phát năng lượng kết hợp điện – nhiệt (Fuel cell, Combined Heat and Power Generation)
  • Sự điện khí hóa các phương tiện giao thông vận tải (Xe điện, xe lai v.v…)


Những phát triển đặc thù trên đem lại cho ngành năng lượng nhiều lợi ích to lớn, thông qua việc tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng tại chỗ, giảm thiểu khí nhà kính v.v…song một số trong chúng cũng tạo ra không ít thách thức đối với hệ thống năng lượng, đặc biệt là hệ thống điện, chẳng hạn như các thách thức ở các khâu ổn định hệ thống và cân bằng cung cầu hệ thống điện. Những thách thức này có thể được góp phần giải quyết bởi quá trình chuyển đổi số hệ thống năng lượng - mà cốt lõi trong đó là SCADA, WAMS, IoT, phân tích dữ liệu, công nghệ chuỗi khối và hệ thống thông tin liên lạc kết nối toàn hệ thống với nhau - khiến cho lợi thế mà các phát triển đặc thù của ngành năng lượng mang lại trở nên trọn vẹn hơn. Hơn thế nữa, việc kết hợp, ứng dụng các công nghệ số hóa vào hệ thống năng lượng với các phát triển mới đặc thù nói trên sẽ dẫn đến sự hình thành cấu trúc hệ thống năng lượng mới, mà ở đó tính phân tán, tính kết nối, sự linh hoạt, độ tin cậy và hiệu quả cung cấp năng lượng là các yếu tố nổi bật, như được phân tích sau đây.

Cấu trúc hệ thống năng lượng mới, nhờ sự phát triển của các nguồn tái tạo, phân tán, sự điện khí hóa phương tiện vận tải và ứng dụng các công nghệ số hóa (4)


Trong cấu trúc hệ thống năng lượng mới, nhờ sự hỗ trợ của hệ thống cảm biến, IoT và phân tích dữ liệu, kỹ thuật tối ưu hóa mà các hình thức năng lượng (điện, nhiệt...) sẽ được song hành với nhau và trao đổi với nhau chặt chẽ hơn (6), thông qua hệ thống các thiết bị, máy phát điện – nhiệt hỗn hợp, lưu trữ năng lượng và việc sản xuất hydrogen.


Ví dụ về một mô hình song hành năng lượng điện – nhiệt đơn giản (6)


Ranh giới vốn có giữa phía cung cấp và phía tiêu thụ năng lượng cũng được xóa nhòa, với sự hình thành khái niệm nhà cung cấp – tiêu thụ năng lượng (Prosumer, kết hợp giữa “Producer” và “Consumer”), nhờ hệ thống IoT, phân tích dữ liệu và việc kết nối thông tin để kết hợp tối ưu vận hành giữa nguồn năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ năng lượng, xe điện và các tải linh hoạt. Khái niệm Prosumer là một đại diện điển hình cho sự tham gia tích cực của phía người dùng năng lượng vào hệ thống năng lượng (Demand Response), thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của người dùng đầu cuối trong hệ thống, làm thay đổi bản chất mô hình kinh doanh trong hệ thống năng lượng mới.


Một mô hình nhà cung cấp – tiêu thụ (Prosumer) ở cấp độ hộ dân cư – Nguồn hình: Internet


Sự có mặt của các nguồn năng lượng tái tạo với đầu ra thay đổi liên tục cũng đòi hỏi chu kỳ điều khiển hệ thống ngày càng phải nhỏ hơn, và điều này có thể được đáp ứng với sự phát triển của các công nghệ cảm biến, đo đạc tích hợp trong các hệ thống WAMS và IoT, cùng với các tiến bộ trong kỹ thuật dự báo, phân tích dữ liệu và các thiết bị điện tử công suất đáp ứng nhanh. Tính phân tán cao của các nguồn điện mới tạo ra nhu cầu trao đổi năng lượng tại chỗ nhiều hơn, và với sự phát triển của IoT, kỹ thuật tính toán phân tán, công nghệ chuỗi khối, việc này mở đường hướng đến mô hình mua bán điện p2p (giữa khách hàng và khách hàng). Mô hình mua bán điện mới này, cũng như sự hình thành của các lưới điện nhỏ phân tán, tạo ra các nhu cầu về các dịch vụ điều khiển các hệ thống năng lượng tại chỗ, phân tán, mở ra loại hình dịch vụ và kinh doanh mới trong hệ thống năng lượng. Tuy nhiên, các dịch vụ này chỉ có thể được hiện thực hóa với các công nghệ chuyển đổi số, tức là với các năng lực đo đếm, thu thập, phân tích dữ liệu và kết nối thông tin giữa các phần tử.

Một minh họa về mô hình mua bán điện p2p – Nguồn hình: Internet


Với cấu trúc hệ thống năng lượng mới như vậy, cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và việc làm trong ngành năng lượng trở nên rất khác biệt so với trong cấu trúc cũ. Đây chính là tác động trên bình diện hệ thống của quá trình chuyển đổi số trong ngành năng lượng, khi kết hợp với các phát triển đặc thù khác của ngành. Chúng đòi hỏi sự nhận thức, đáp ứng, thích nghi của chủ thể trung tâm là con người, thông qua những quy tắc mới, chính sách mới dành cho hệ thống năng lượng. Ngoài ra, vai trò trụ cột của dữ liệu và hệ thống thông tin liên lạc trong cấu trúc mới cũng khiến cho việc cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu và hệ thống mạng, việc bảo mật dữ liệu, trong đó có dữ liệu cá nhân, và an ninh mạng thông tin trở thành những vấn đề kỹ thuật quan trọng cần được quan tâm chặt chẽ.


Thực hiện: Trần Huỳnh Ngọc - PECC2


Mới cập nhật

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân

Trong suốt quá trình công tác, đảm nhận nhiều cương vị, trọng trách lớn lao mà Đảng, Nhà nước và ...
HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN NHÂN DỊP KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2024 CỦA BAN NỮ CÔNG VÀ ĐOÀN THANH NIÊN BAN QLDA ĐIỆN 3 .

HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN NHÂN DỊP KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2024 CỦA BAN NỮ CÔNG VÀ ĐOÀN THANH NIÊN BAN QLDA ĐIỆN 3 .

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), được sự đồng ý của Đảng ủy, ...
ĐỒNG CHÍ TRẦN NGỌC ÁNH VÀ ĐỒNG CHÍ LƯU CÔNG HÙNG VINH DỰ NHẬN HUY HIỆU 30 TUỔI ĐẢNG

ĐỒNG CHÍ TRẦN NGỌC ÁNH VÀ ĐỒNG CHÍ LƯU CÔNG HÙNG VINH DỰ NHẬN HUY HIỆU 30 TUỔI ĐẢNG

Sáng ngày 27/8/2024, tại trụ sở Ban QLDA Điện 3, Đảng ủy Ban QLDA Điện 3 đã long trọng tổ chức Lễ ...
Ban Quản lý Dự án Điện 3 Viếng Thăm Nghĩa Trang Liệt Sỹ TP.HCM

Ban Quản lý Dự án Điện 3 Viếng Thăm Nghĩa Trang Liệt Sỹ TP.HCM

Ngày 29/07/2024, Ban Quản lý Dự án Điện 3, bao gồm Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, và Đoàn ...
Ban Quản lý Dự án Điện 3 tiếp đón đoàn Nhà tài trợ vốn KfW và EVN tại hiện trường dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng ngày 21/07/2024

Ban Quản lý Dự án Điện 3 tiếp đón đoàn Nhà tài trợ vốn KfW và EVN tại hiện trường dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng ngày 21/07/2024

CBCNV BAN QLDA ĐIỆN 3 THAM GIA GIẢI CHẠY ONLINE  CHUNG BƯỚC - ĐỒNG LÒNG- THẮP SÁNG NIỀM TIN.

CBCNV BAN QLDA ĐIỆN 3 THAM GIA GIẢI CHẠY ONLINE CHUNG BƯỚC - ĐỒNG LÒNG- THẮP SÁNG NIỀM TIN.

Với mục đích xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên, công nhân ...
Dự kiến khởi công cầu Hiếu Liêm vào tháng 9-2024

Dự kiến khởi công cầu Hiếu Liêm vào tháng 9-2024

(ĐN) - Sáng 6-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì buổi làm việc nghe huyện Vĩnh Cửu báo ...
Ninh Thuận đề nghị Ủy ban Châu Âu hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

Ninh Thuận đề nghị Ủy ban Châu Âu hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

Ngày 29-5, Đoàn công tác của bà Myriam Ferran, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đối tác Quốc tế, Ủy ban ...
CÔNG ĐOÀN BAN QLDA ĐIỆN 3 THĂM HỎI ĐỘNG VIÊN CBCNV TẠI CÔN ĐẢO

CÔNG ĐOÀN BAN QLDA ĐIỆN 3 THĂM HỎI ĐỘNG VIÊN CBCNV TẠI CÔN ĐẢO

Phát huy tinh thần bất diệt của Ngày Quốc tế Lao động 1.5 toàn bộ lãnh đạo, CBCNV EVNPMB3 những ...
EVN khởi công 7 dự án nguồn điện trong giai đoạn 2021-2025

EVN khởi công 7 dự án nguồn điện trong giai đoạn 2021-2025

Ngày 26.4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số ...

 

 --------------------------------------------------------------------------------------------------

© Bản quyền thuộc về Ban Quản lý dự án Điện 3
Địa chỉ: 25 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 028 22100423      Fax: 028 38206776       Web: www.pmb3.com.vn